Thứ Bảy, 31 tháng 10, 2015

Biệt thự nghỉ dưỡng - Kênh đầu tư mới lên ngôi

Ngay từ đầu năm nay, thị trường bất động sản nghỉ dưỡng đã lấy lại được vị thế của mình, thu hút sự chú ý của nhiều khách hàng và nổi lên như một kênh đầu tư tương đối hấp dẫn.

"Với giá trị gốc không ngừng gia tăng theo thời gian, đầu tư vào bất động sản nghỉ dưỡng đang được coi là một kênh đầu tư đầy tiềm năng trong bối cảnh lãi suất tiền gửi tương đối thấp, chứng khoán và vàng kém hấp dẫn”, một chuyên gia trong ngành nhìn nhận.
Điểm nhấn là căn dinh thự Ngà voi nổi bật
Điểm nhấn là căn dinh thự Ngà voi nổi bật
Nắm bắt xu hướng trên, tại thời điểm hiện tại, các chủ đầu tư liên tiếp triển khai hàng loạt các dự án trên phạm vi cả nước, tạo lên những làn sóng thu hút sự chú ý không nhỏ từ giới kinh doanh địa ốc.
Điểm đáng lưu ý, không chỉ bùng nổ các dự án nghỉ dưỡng ven biển với các dòng biệt thự có tiếng như Vinpearl Premium, Premier Village Đà Nẵng Resort, Lotus Residences, CEO Phú Quốc… nhiều nhà đầu tư còn hướng tới việc phát triển các dự án nghỉ dưỡng trên cao.
Điển hình như việc tới đây, công ty cổ phần Archi Land Việt Nam sẽ chính thức mở bán cụm biệt thự nghỉ dưỡng bên cạnh bể bơi nước nóng tại khu nghỉ cao cấp Nine Ivory eco Resort (Ba Vì, Hà Nội). Nine Ivory eco Resort - tên tiếng Việt là Voi chín ngà lấy cảm hứng từ truyền thuyết Sơn Tinh - Thủy Tinh - toạ lạc tại sườn đồi, cách không xa chân núi Tản Viên.
Theo chủ đầu tư tại dự án này, Nine Ivory eco Resort được thiết kế bởi đội ngũ kiến trúc sư uy tín trong và ngoài nước với sự tham gia của kiến trúc sư người Pháp - ông Phillip Kozely có hơn 30 năm kinh nghiệm thiết kế các công trình cao cấp. Với triết lý “Không gian phi cản trở”, nhóm thiết kế kỳ vọng tạo ra những không gian nghỉ dưỡng tiện nghi, cũng như “tìm và gạt bỏ những hạt sạn, những sự cản trở để người sử dụng đạt đến sự thoải mái toàn vẹn nhất”.
Không gian biệt thự thiết kế tinh giảm và trang nhã, hướng tới thiên nhiên
Không gian biệt thự thiết kế tinh giảm và trang nhã, hướng tới thiên nhiên
Anh Nguyễn Hoài Nam, một khách hàng đang có ý định mua nhà tại dự án này cho hay: “Tìm hiểu nhiều dự án nhưng tôi quyết định sẽ mua một căn biệt thực tại Nine Ivory eco. Dự án này cách Hà Nội không xa, chỉ khoảng 30 phút ô tô theo Đại Lộ Thăng Long, rất phù hợp để cả gia đình đi nghỉ dưỡng vào mỗi cuối tuần”.
Ngoài ra, giới đầu tư cũng cho rằng, Nine Ivory econ Resort hiện nhận được sự quan tâm của khách mua bởi chính sách bán hàng tương đối tốt của chủ đầu tư. Theo đó, khách hàng chỉ phải thanh toán 1,1 tỷ đồng để sở hữu biệt thự nghỉ dưỡng 4 sao với 2 phòng ngủ, khách bếp ăn đầy đủ nội thất, sân vườn hoàn thiện và tham gia chương trình ủy thác khai thác cùng chủ đầu tư trong 4 năm đầu.
Đối với chương trình uỷ thác khai thác, các biệt thự 115m2 trên khuôn viên đất 250m2 đầy đủ tiện nghi sẽ giúp mang lại cho chủ biệt thự 88 triệu đồng/năm mà không phải chịu thêm bất kỳ khoản phí nào. Công ty quản lý khu nghỉ dưỡng đồng thời trả trước 4 năm tiền thu biệt thự cho chủ nhà bằng cách trừ vào tiền thuê biệt thự. Theo đó, trong 4 năm đầu, chủ biệt thự ở 30 ngày linh hoạt, ngày còn lại resort sử dụng cho nhu cầu du lịch. Chủ nhà nhận tiền thuê bắt đầu từ năm thứ 5 với giá thuê đàm phán tăng theo lạm phát.
Bể bơi thủy sinh sử dụng cây thủy sinh và các phương pháp tự nhiên lọc nước
Bể bơi thủy sinh sử dụng cây thủy sinh và các phương pháp tự nhiên lọc nước
"Thay vì việc phải làm việc với các ngân hàng, đây được cho là chính sách rất tốt cho nhà đầu tư, vì theo đó, để sở hữu mỗi căn biệt thự chỉ phải trả 1,1 tỷ đồng, một chi phí rất hợp lý cho một căn biệt thự nghỉ dưỡng đẹp”, giới kinh doanh địa ốc nhìn nhận.
Các chuyên gia bất động sản cho rằng, khi nhắc tới bất động sản nghỉ dưỡng, đồng nghĩa với việc nhắc tới nhu cầu dùng cho mục đích nghỉ dưỡng và đầu tư sinh lời đối với nhóm khách hàng khá giả. Sự đa dạng về phương án đầu tư cũng như chính sách tốt của chủ đầu tư đang khiến bất động sản nghỉ dưỡng trở lên sáng giá, hút dòng tiền khá mạnh trong năm qua.
"Tuy nhiên, khi lựa chọn, nhà đầu tư cũng cần lưu ý xem xét kỹ lưỡng uy tín, năng lực của chủ đầu tư cũng như những hạng mục đi kèm dự án. Cơ hội vẫn luôn rộng mở, thị trường cũng có vô số nguồn cung, lựa chọn khôn ngoan sẽ mang tới giá trị tối ưu nhất cho khoản đầu tư”, một vị nhìn nhận.


Không dễ xoá bỏ toà nhà "ba cây nhang"

Lãnh đạo Sở Xây dựng TPHCM cho biết, hiện nay, không có quy định cấp phép cho việc tháo dỡ công trình. Tuy nhiên, với trường hợp muốn tháo dỡ công trình để xây dựng lại thì chủ đầu tư phải trình phương án tháo dỡ và Thuận Kiều Plaza cũng không ngoại lệ.


Tòa tháp Thuận Kiều Plaza nhìn từ xa
Tòa nhà “ba cây nhang” đổi chủ
Thuận Kiều Plaza với 3 tòa tháp 33 tầng sừng sững giữa khu vực sầm uất nhất quận 5 là một biểu tượng không thể quên đối với người dân TPHCM. Tòa nhà nhà này được khởi công xây dựng năm 1994 và hoàn thành 5 năm sau đó. Chủ đầu tư khu phức hợp này là liên doanh giữa Công ty Kings Harmony Int’LTD (Hồng Kông) và Tổng công ty địa ốc Sài Gòn.
Nằm ngay vị trí đắc địa, ngay trung tâm của quận 5 với lượng người Hoa ở đông đúc, khi hoàn thành dự án này được kỳ vọng sẽ là nơi an cư và kinh doanh sầm uất của người Hoa như khu Chợ Lớn cạnh đó.
Nhiều năm trước, Thuận Kiều Plaza là biểu tượng đầy kiêu hãnh, là trung tâm thương mại mà bất kỳ ai đến TPHCM cũng muốn tận mắt chiêm ngưỡng. Giá một căn hộ khi đó được chào bán hơn 40.000 USD/căn.
Thế nhưng, gần 20 năm qua, 600 căn hộ, khu phức hợp mua sắm, giải trí tại Thuận Kiều Plaza như “ngủ yên” khi các hoạt động thương mại dần thưa thớt rồi ngưng trệ. Một trong những nguyên nhân dẫn đến sự “chết dần, chết mòn” của Thuận Kiều Plaza được cho là bị “ma ám”, phong thủy không tốt… nên kinh doanh ế ẩm và ở thì gặp xui xẻo.
Tuy nhiên, tòa nhà được ví như “ba cây nhang” này hiện đã có chủ đầu tư mới là Công ty Cổ phần đầu tư An Đông trực thuộc Tập đoàn Vạn Thịnh Phát. Được biết, Công ty An Đông “dạm ngõ” mua lại Thuận Kiều Plaza từ năm 2009 với số tiền không nhỏ.
Biểu tượng thương mại của Sài Gòn vắng bóng người vì... phong thủy không tốt?!
Biểu tượng thương mại của Sài Gòn vắng bóng người vì... phong thủy không tốt?!
Trong những ngày qua, Thuận Kiều Plaza nhận được rất nhiều sự quan tâm không chỉ ở sự “huyền bí” của tòa nhà này, mà đó là phương án giữ lại hay đập bỏ để xây mới khi An Đông “tiếp quản” và trở thành chủ sở hữu mới.
Phương án tháo dỡ, đập bỏ một tòa nhà đồ sộ như thế này chưa từng xảy ra tại Việt Nam. Các kỹ sư xây dựng cho rằng, trên thế giới, việc đập bỏ tòa nhà lớn thường dùng phương pháp đặt bom, mìn để đánh sập. Tuy nhiên, Thuận Kiều Plaza lại nằm ngay khu kinh doanh buôn bán sầm uất của quận 5 nên việc đánh bom, mìn cho sập hoàn toàn trong tích tắt như thế là không ổn.
Trong khi đó, lãnh đạo Công ty Cổ phần đầu tư An Đông cho biết, do đưa vào khai thác gần 20 năm nên tòa nhà này có một số hạng mục đã xuống cấp, hoặc không phù hợp với nhu cầu thực tế. Vì thế, chủ mới chỉ sửa chữa, nâng cấp toàn bộ tòa nhà này chứ không phá dỡ như đồn đoán.
Phải trình phương án tháo dỡ
“Số phận” của Thuận Kiều Plaza trở thành chủ đề “nóng” tại buổi họp báo định kỳ quý IV/2015 do Sở Xây dựng TPHCM chủ trì diễn ra vào chiều 29/10.
Trước câu hỏi của phóng viên cho rằng, dự án này xây dựng cách đây 20 năm có giấy phép không? Nếu chủ đầu tư mới tháo dỡ Thuận Kiều Plaza thì có phải xin phép, thông báo cho Sở Xây dựng không?...
Ông Trần Trọng Tuấn, Giám đốc Sở Xây dựng TPHCM cho biết, tính đến 13h30 ngày 29/10, Sở chưa nhận được thông tin nào về Thuận Kiều Plaza cũng như phía chủ đầu tư.
Chưa rõ sẽ phá dỡ hay tu sửa tòa nhà này (Ảnh: Đăng Khải)
Chưa rõ sẽ phá dỡ hay tu sửa tòa nhà này (Ảnh: Đăng Khải)
Ông Lê Hòa Bình, Phó Giám đốc Sở Xây dụng cũng thông tin thêm rằng, có 3 trường hợp tháo dỡ gồm: tháo dỡ giải phóng mặt bằng, tháo dỡ thi công công trình mới, tháo dỡ vi phạm. Hiện không có quy định cấp phép tháo dỡ công trình.
Tuy nhiên, về nguyên tắc, khi phá dỡ, chủ thể chịu trách nhiệm chính là chủ đầu tư. Khi xây dựng thì phải xin giấy phép. Khi tháo dỡ thì phải có phương án tháo dỡ. Nếu chủ đầu tư không đủ năng lực thì phải thuê đơn vị đủ năng lực thiết kế công trình đó thì mới đủ khả năng lập phương án tháo dỡ. Phương án tháo dỡ không chỉ chịu trách nhiệm cho công trình tháo dỡ mà cả đánh giá an toàn cho công trình bên cạnh.
“Khi phá dỡ thì phải gửi thông báo bằng văn bản đến phường và thanh tra xây dựng vào kiểm tra. Nếu phương án tháo dỡ hợp lý và đơn vị có đủ năng lực tháo dỡ thì chủ đầu tư mới được phép tháo dỡ”, ông Bình nói.


GP.INVEST và chuyện bí quyết đầu tư chuyên nghiệp

Sau 8 năm hoạt động trên thị trường bất động sản, Công ty Cổ phần Đầu tư Bất động sản toàn cầu (GP.INVEST) đang được giới đầu tư bất động sản đánh giá là một trong những nhà phát triển hàng đầu tại Hà Nội.

Một trong những bí quyết thành công của GP.INVEST là kinh nghiệm của ban lãnh đạo.
Chủ tịch công ty, ông Nguyễn Quốc Hiệp, trước khi thành lập GP.INVEST, đã có kinh nghiệm hơn 40 năm trong nghề xây dựng nên am hiểu tường tận về thị trường xây dựng và bất động sản.
Ngoài ra, trong một thị trường nhiều thử thách như Hà Nội, năng lực tài chính của chủ đầu tư là điều kiện rất quan trọng.
Ông Hiệp cho biết, công ty luôn có sự chuẩn bị tốt nhất về tài chính để các dự án được triển khai đúng tiến độ, bất chấp những khó khăn từ thị trường. Công ty cũng không triển khai dàn trải đồng loạt cùng lúc nhiều dự án; quản lý và sử dụng đúng mục đích nguồn vốn huy động nên các dự án luôn đạt tiến độ và chất lượng như cam kết.
Ví dụ như Tổ hợp chung cư Đê La Thành đã được đưa vào sử dụng vào tháng 12/2011, hay Dự án Nam Đô Complex tại rương Định  đã được bàn giao cho khách hàng vào tháng 7/2013.
Với tiềm lực tài chính và kinh nghiệm, dự án thứ ba là Tràng An Complex (Cầu Giấy - Hà Nội) với tổng vốn đầu tư khoảng 2400 tỷ đồng cũng đã được khởi công, hiện đang xây dựng phần thô, dự kiến hoàn thành bàn giao nhà vào quý I/2017.


Hình ảnh dự án Tràng An Complex
Hình ảnh dự án Tràng An Complex

Không chỉ đầu tư trong nước, GP.INVEST hiện cũng đang mở rộng đầu tư kinh doanh ra nước ngoài với việc thành lập GPI Holding US, LLC tại Hoa Kỳ để xúc tiến các dự án mới.
Theo ông Hiệp, mục tiêu chiến lược của công ty đến năm 2020 là đa dạng hóa hoạt động kinh doanh, mở rộng thị trường trong nước và nước ngoài.
Tuy nhiên, công ty sẽ thực hiện phân kỳ đầu tư hợp lý theo từng giai đoạn để đảm bảo phát triển bền vững, ổn định và phù hợp với năng lực của công ty, đồng thời nhất quán phương châm cạnh tranh bằng chất lượng của sản phẩm.
Với quan điểm không chỉ kinh doanh bất động sản đơn thuần mà muốn tạo ra sự khác biệt trong từng công trình, GP.INVEST đã quyết định bắt tay với các đối tác lớn để đảm bảo việc triển khai các dự án một cách chuyên nghiệp nhất.
Như tại dự án Tràng An Complex, công ty đã lựa chọn chỉ huy trưởng là ông Kim Kyo Won, một chuyên gia xây dựng của Hàn Quốc từng có kinh nghiệm làm chỉ huy trưởng Dự án khách sạn Sofitel Plaza Hà Nội và nhiều dự án cao cấp khác trên thế giới.
Ngoài ra, công ty cũng chọn nhà thầu Coteccons, hiện là doanh nghiệp hàng đầu về xây dựng của Việt Nam làm tổng thầu. Trước đó, trong quá trình chuẩn bị cho dự án này, GP.INVEST cũng đã lựa chọn dịch vụ của nhiều đối tác tên tuổi trong ngành xây dựng như Morrison Architects (Mỹ), DPA (Singapore), Lee&Associate (Mỹ)…
Chính nhờ sự tiếp cận nghiêm túc và bài bản này, các dự án của GP.INVEST được giới đầu tư bất động sản Hà Nội đánh giá rất cao về chất lượng.
Với Tràng An Complex, ngay khi chưa mở bán chủ đầu tư đã nhận được tới 1.000 đơn đăng ký mua căn hộ. Đến nay, đã bán hết gần 500 căn hộ mặc dù chỉ mới xây thô đến tầng 10.


Ám ảnh Trung Hòa - Nhân Chính: Ra đường là "chết khiếp"

Mỗi sáng chậm một vài phút ra đường y như rằng nhích từng bước qua khu Trung Hòa - Nhân Chính. Mang danh ở trung tâm mới hiện đại nhất Hà Nội mà dân ở đây chỉ nghĩ đến ra đường là sợ.

Ám ảnh tắc đường
Chị Trần Thị Lan, sống tại quận Thanh Xuân chia sẻ: “Khu vực này rất nhiều trường học và chợ, trong khi đó đường lại bé mà chung cư ngày càng nhiều nên không tránh khỏi tắc đường. Đường thì đông mà hai bên xe ô tô đỗ, vỉa hè thì xe máy xếp hàng tràn lan. Ngay nhà mình là một khu chung cư vì đường nhỏ nên họ phải tự xây lùi vào phía trong để mở rộng thêm đường cho dân cư, nếu không thì vỡ trận”.
Cảnh tắc đường thường xuyên ngã tư: Trần Duy Hưng - Phạm Hùng
Cảnh tắc đường thường xuyên ngã tư: Trần Duy Hưng - Phạm Hùng
Ngán ngẩm trước tình trạng quá tải, ông Nguyễn Ngọc Long (KĐT Trung Hoà Nhân Chính) kể: “Tuyến đường Lê Văn Lương trước đây rất rộng nhưng từ khi phía Hà Đông nhiều dự án đi vào hoạt động cũng đã tạo thêm một lượng phương tiện giao thông đáng kể. Cách đây năm năm thôi ai cũng trầm trồ làm đường gì mà rộng to thế giờ thì thấy vẫn còn rất nhỏ so với quy mô các khu đô thị hiện nay”.
Theo anh Long, một phần khu vực này bị tắc do giao thông từ phía Hà Đông di chuyển lên và dân cư ở nội đô thành phố ra các khu vực phía Tây để làm việc. Trong khi đó, các tuyến đường ở đây đều hẹp. "Bản thân cư dân ở đây đã đông, phương tiện ô tô nhiều cộng với lưu lượng từ các khu đô thị xung quanh khiến cho hiện tượng tắc đường phổ biến", anh nói.

Khu Trung Hòa - Nhân Chính ngày càng quá tải. (Ảnh:Tuấn Linh)
Khu Trung Hòa - Nhân Chính ngày càng quá tải. (Ảnh:Tuấn Linh)

Từng được ví như một khu vực phát triển hiện đại nhất của Hà Nội, đến nay, khu đô thị Trung Hòa - Nhân Chính đã đi vào sử dụng được gần 1 thập niên. Cao ốc chung cư, văn phòng mọc lên ngày càng nhiều trong khi đường không được mở rộng thêm. Chính vì thế, khu vực này trở nên quá tải về cơ sở hạ tầng và giao thông. Theo quan sát khu vực này vào giờ cao điểm, lượng phương tiện giao thông tăng đột biến, chưa kể tới hàng loạt xe ô tô, xe máy đỗ hai bên đường và vỉa hè.
Nhà mọc lên như nấm
Từ năm ngoái, nhiều tổ hợp thương mại - dịch vụ - chung cư cao cấp như N04, N05 chính thức hoạt động hết công suất, gián tiếp tạo nên sức ép giao thông nội bộ của khu đường nội bộ từ các tòa nhà đi ra đường Hoàng Đạo Thúy, Trần Duy Hưng, Hoàng Ngân liên tiếp tắc.
Người dân ở khu Trung Hòa Nhân Chính đang khốn khổ trong giờ cao điểm sáng, trưa, chiều. Từng đoàn xe ô tô nối dài cả cây số trên đường Lê Văn Lương và đường Trần Duy Hưng để chờ vượt đèn đỏ. Bởi lẽ con đường này với 6 làn xe phục vụ cho một khu dân cư lớn đã trở nên quá chật chội và luôn xảy ra tình trạng tắc đường kẹt xe.
Khu đô thị với những dãy nhà cao tầng nối tiếp nhau. (Ảnh:Tuấn Linh)
Khu đô thị với những dãy nhà cao tầng nối tiếp nhau. (Ảnh:Tuấn Linh)
Tuyến đường Trung Kính - Lê Văn Lương hơn 2 năm trước còn thông thoáng, nhưng giờ cũng xuất hiện ùn ứ vào giờ cao điểm. Với hơn chục dự án chung cư đang triển khai và dự kiến đưa vào sử dụng năm 2016, thì tuyến đường Trung Kính dự báo sẽ tắc đường.
Đấu nối vào Trung Hòa - Nhân Chính còn có một tuyến “huyết mạch” khác là Vũ Trọng Phụng - Nguyễn Huy Tưởng. Từ hai toà chung cư 47 Vũ Trọng Phụng, 57 Vũ Trọng Phụng cộng với lượng người từ các trường đại học xung quanh, xe bus tạo ra cảnh ùn tắc kéo dài vào mỗi giờ cao điểm. Cạnh đó, tuyến đường Nguỵ Như Kom Tum cũng chỉ rộng chưa đầy 5m có tới hàng chục chung cư mọc lên.
Chưa hết, dự báo sức ép lên hạ tầng giao thông còn tiếp tục gấp bội, vì dự án chung cư Dianmond Flowers, Golden Palace Lê Văn Lương, dự án chung cư Handico,… đang được chủ đầu tư cấp tốc bán hàng.
Trong tương lai các dự án này sẽ đón nhận một số lượng vô cùng lớn cư dân đến sinh sống, nếu ước tính mỗi hộ sẽ có 4 người khi đó dự án này sẽ đưa đến khoảng 8000 cư dân mới thường xuyên tham gia sử dụng chung hạ tầng khu vực này.
Và bài toán đặt ra là liệu cơ sở hạ tầng giao thông của khu vực này đứng trước nguy cơ quá tải nếu không có giải pháp thay thế.
Khu đô thị dường như quá tải (Ảnh:Tuấn Linh)
Khu đô thị dường như quá tải (Ảnh:Tuấn Linh)
Các chung cư mới đi vào hoạt động (Ảnh:Tuấn Linh)
Các chung cư mới đi vào hoạt động (Ảnh:Tuấn Linh)
Bãi gửi xe trên vỉa hè  (Ảnh: D.Anh)
Bãi gửi xe trên vỉa hè  (Ảnh: D.Anh)
Đỗ xe xuống cả lòng đường (Ảnh: D.Anh)
Đỗ xe xuống cả lòng đường (Ảnh: D.Anh)
Cảnh đường thông hè thoáng rất hiếm khi (Ảnh:Tuấn Linh)
Cảnh đường thông hè thoáng rất hiếm khi (Ảnh:Tuấn Linh)
Loạt chung cư cao tầng mới đang xây dựng sắp đi vào hoạt động (Ảnh:Tuấn Linh)
Loạt chung cư cao tầng mới đang xây dựng sắp đi vào hoạt động (Ảnh:Tuấn Linh)
Cảnh ùn tắc giờ cao điểm (Ảnh:Tuấn Linh)
Cảnh ùn tắc giờ cao điểm (Ảnh:Tuấn Linh)



 
Design by Free WordPress Themes | Bloggerized by Lasantha - Premium Blogger Themes | Laundry Detergent Coupons