Chủ Nhật, 13 tháng 3, 2016

Cận cảnh các toà nhà “đắp chiếu” của dự án 10 ngàn tỷ đồng


NHÌN NHỮNG TOÀ NHÀ DANG DỞ ĐANG XÂY THÔ ĐẾN TẦNG 4 VÀ 5 BỊ BỎ HOANG, RÊU PHONG, CÂY CỐI MỌC UM TÙM, SẮT THÉP HOEN RỈ KHÔNG AI NGHĨ ĐÓ LÀ DỰ ÁN TỪNG TẠO "CƠN SỐT" TRONG GIỚI ĐẦU TƯ BẤT ĐỘNG SẢN (BĐS).

Dự án Usilk City (phường La Khê, quận Hà Đông) do Công ty cổ phần Sông Đà Thăng Long làm chủ đầu tư bao gồm 13 tòa nhà từ 25 đến 50 tầng với 4 tầng khối đế và 2 tầng hầm liên thông. Tổng mức đầu tư 10.000 tỷ đồng với khoảng 2.800 căn hộ cao cấp. Dự án khởi công từ quý II/2008. Tuy nhiên, đã gần 8 năm trôi qua, nhiều toà nhà chủ đầu tư vẫn chưa hoàn thiện và giao nhà cho khách hàng theo đúng hợp đồng đã cam kết.
Nguyên nhân được xác định do từ năm 2009 đến nay chủ đầu tư không có vốn để tiếp tục triển khai dự án. Khách hàng lâm vào cảnh "khóc dở, mếu dở" không có nhà ở phải đi thuê trọ để chờ nhà và liên tục cầu cứu các cơ quan chức năng.
Theo quan sát của PV Báo Công lý, đến thời điểm tháng 3/2016, các tòa CT1-101, CT1-102, CT1-103 vẫn chưa hoàn thiện xong (tức là đã chậm tiến độ bàn giao nhà 4 năm). Các tòa nhà còn lại CT3-106, CT3-107, CT4-108 với quy mô từ 25 đến 30 tầng chậm tiến độ bàn giao nhà từ 3-4 năm, bị dừng thi công hoàn toàn từ tháng 6/2011 cho đến nay.
Các hạng mục hạ tầng đã hoàn thành từ nhiều năm nay nhưng do bỏ hoang nên hầu hết đã xuống cấp nghiêm trọng. Phần lớn dự án rơi vào tình trạng hoang tàn và chủ đầu tư cũng như hàng nghìn khách hàng đang mắc kẹt vẫn không tìm ra lối thoát khả thi nào để tiếp tục xây dựng toàn bộ dự án.
Những hình ảnh hoang tàn của ‘siêu’ dự án Usilk City:
 Cận cảnh các toà nhà “đắp chiếu” của dự án 10 ngàn tỷ đồng
Dự án Usilk City của Công ty Sông Đà Thăng Long được khởi công vào năm 2009 tại khu vực phường La Khê (Hà Đông, Hà Nội). Thời điểm này dự án được kỳ vọng sẽ là điểm nhấn, thay đổi bộ mặt của quận Hà Đông
Cận cảnh các toà nhà “đắp chiếu” của dự án 10 ngàn tỷ đồngCận cảnh các toà nhà “đắp chiếu” của dự án 10 ngàn tỷ đồng
Tuy nhiên đến nay dự án vẫn chưa hoàn thành dù đã quá thời hạn đến 4 năm. Cây cối mọc um tùm như một công trường hoang
Cận cảnh các toà nhà “đắp chiếu” của dự án 10 ngàn tỷ đồngCận cảnh các toà nhà “đắp chiếu” của dự án 10 ngàn tỷ đồng
Các tòa nhà CT3-106, CT3-107, CT4-108 với quy mô từ 25 đến 30 tầng chậm tiến độ bàn giao nhà từ 3-4 năm, bị dừng thi công hoàn toàn từ tháng 6/2011 cho đến nay
Cận cảnh các toà nhà “đắp chiếu” của dự án 10 ngàn tỷ đồng Cận cảnh các toà nhà “đắp chiếu” của dự án 10 ngàn tỷ đồng
Dự án ngàn tỷ nay là những toà nhà dang dở, hoang sơ, tiêu điều
Cận cảnh các toà nhà “đắp chiếu” của dự án 10 ngàn tỷ đồngCận cảnh các toà nhà “đắp chiếu” của dự án 10 ngàn tỷ đồng
Phía bên trong công trường sắt thép hoen rỉ, ngổn ngang và không có một bóng người cũng như công nhân xây dựng
Cận cảnh các toà nhà “đắp chiếu” của dự án 10 ngàn tỷ đồng 
"Khá khẩm" hơn các toà nhà khác, tòa 101, 102, 103 cụm CT1 đến nay đã được bàn giao đưa vào sử dụng nhưng hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội, cảnh quan sân vườn tại những toà nhà này vẫn chưa được hoàn thiện.

ĐIỀU TRỊ BỆNH CỘT SỐNG - THẦN KINH THEO PHƯƠNG PHÁP DIỆN CHẨN
                               

     DIỆN CHẨN SỐNG KHỎE       
           VĂN PHÒNG 0906143408   

Thứ Sáu, 11 tháng 3, 2016

Vốn cho bất động sản ra sao nếu sửa Thông tư 36


Ngân hàng Nhà nước khẳng định chỉ những người đầu cơ, chủ đầu tư địa ốc với năng lực tài chính yếu kém mới gặp khó khăn trong vay vốn khi Thông tư 36 sửa đổi có hiệu lực.
Dự thảo Thông tư 36 sửa đổi ngay khi được Ngân hàng Nhà nước đưa ra lấy ý kiến đã vấp phải phản ứng mạnh từ nhiều thành viên tham gia thị trường bất động sản. Nhiều ý kiến cho rằng Thông tư này nếu có hiệu lực sẽ siết chặt dòng vốn ngân hàng đổ vào địa ốc.
von-cho-bat-dong-san-ra-sao-neu-sua-thong-tu-36
Ngân hàng Nhà nước cam kết sẽ lựa chọn thời điểm áp dụng Thông tư 36 sửa đổi hợp lý để không ảnh hưởng tiêu cực tới thị trường bất động sản. Ảnh: Vũ Lê.
Tuy nhiên, Ngân hàng Nhà nước vừa có những phân tích cụ thể tác động của dòng vốn đổ vào bất động sản nếu sửa đổi Thông tư 36. Theo đó, cơ quan này khẳng định việc sửa đổi không làm giảm nguồn vốn đổ vào địa ốc với những tính toán chi tiết.
Số liệu từ Ngân hàng Nhà nước cho thấy, tín dụng trung, dài hạn tăng rất nhanh (29%) trong năm 2015, chiếm tỷ trọng gần 50% tổng dư nợ. Tỷ lệ này theo chiều hướng tăng liên tục (năm 2013 là 43,1%; năm 2014 là 45,4%), làm gia tăng rủi ro mất cân đối kỳ hạn nguồn vốn và sử dụng vốn. Việc gia tăng đầu tư tín dụng trung, dài hạn có thể tạo áp lực lên huy động vốn trung, dài hạn cũng như mặt bằng lãi suất trên thị trường.
Cuối năm 2015, tỷ lệ nguồn vốn ngắn hạn sử dụng cho vay trung - dài hạn bình quân của hệ thống các tổ chức tín dụng là 31%. Tỷ lệ này đang có chiều hướng tăng nhanh. Nếu Thông tư 36 được sửa đổi theo hướng giảm tỷ lệ này từ 60% xuống 40%, theo Ngân hàng Nhà nước, các nhà băng vẫn còn khả năng cấp tín dụng trung và dài hạn, trong đó có bất động sản. Giả định mọi yếu tố khác không đổi, với quy mô và cơ cấu nguồn vốn này, tổng mức cấp tín dụng của hệ thống khoảng 540.000 tỷ đồng mới chạm mức "trần" 40% mà Thông tư 36 sửa đổi quy định.
Bên cạnh đó, dự thảo sửa đổi Thông tư 36 cũng dự kiến điều chỉnh hệ số rủi ro các khoản cho vay kinh doanh bất động sản từ 150% lên 250%. Theo phân tích của Ngân hàng Nhà nước, việc này ảnh hưởng trực tiếp đến tỷ lệ an toàn vốn (CAR) không đáng kể. Theo đó, hệ số CAR bình quân của toàn hệ thống giảm từ 13% xuống 12,1%.
"Với tỷ lệ an toàn vốn bình quân toàn hệ thống cuối năm 2015 là 13%, các ngân hàng vẫn còn có thể cho vay kinh doanh bất động sản với số vốn bổ sung lên đến khoảng 650.000 tỷ đồng mới tới giới hạn tỷ lệ 9%", Ngân hàng Nhà nước cho hay.

"Như vậy, việc điều chỉnh quy định tại Thông tư 36 ảnh hưởng không đáng kể đến dòng vốn tín dụng vào bất động sản. Vấn đề là người đầu tư, kinh doanh bất động sản có đáp ứng được các chuẩn mực an toàn, điều kiện vay để được rót vốn đầu tư không", phân tích của Ngân hàng Nhà nước cho hay.
Cơ quan này cũng chỉ ra hai đối tượng có thể "sợ" việc Thông tư 36 sửa đổi nhất, đó là giới đầu cơ và chủ đầu tư bất động sản yếu kém tài chính - hai đối tượng dễ đẩy thị trường phát triển không lành mạnh và hình thành bong bóng bất động sản. "Người mua nhà để ở, người thuộc các đối tượng tham gia chương trình, chính sách nhà ở xã hội của Chính phủ không chịu ảnh hưởng khi Thông tư 36 sửa đổi", Ngân hàng Nhà nước cho hay.
Bên cạnh đó, đại diện Vụ Chính sách Tiền tệ khi trả lời báo chí cũng phân tích thêm, lĩnh vực bất động sản chỉ là một cấu phần trong cho vay trung, dài hạn của ngân hàng. Các nhà băng sẽ quyết định việc sử dụng nguồn vốn ngắn hạn (được phép) để cho vay trung, dài hạn tùy thuộc vào mức độ rủi ro và khả năng sinh lời. Số liệu thống kê cho thấy, trong một thời gian dài quy định tỷ lệ này là 40% (từ năm 2005 đến năm 2009) và 30% (từ năm 2009 đến năm 2014), quy mô và tốc độ tăng trưởng tín dụng trung dài hạn (trong đó bất động sản) vẫn có lúc tăng trưởng đột biến.
Thông tư 36 sửa đổi vẫn đang trong giai đoạn lấy ý kiến và Ngân hàng Nhà nước cam kết sẽ xem xét một cách thận trọng để lựa chọn thời điểm hiệu lực và lộ trình thực hiện phù hợp nhằm giảm rủi ro, tác động tiêu cực đến thị trường bất động sản, hệ thống ngân hàng...


ĐIỀU TRỊ BỆNH CỘT SỐNG - THẦN KINH THEO PHƯƠNG PHÁP DIỆN CHẨN
                               

     DIỆN CHẨN SỐNG KHỎE       
           VĂN PHÒNG 0906143408   

Không đặt cược tiền gửi của dân vào bất động sản

Ngân hàng Nhà nước chính thức lên tiếng về câu chuyện sửa đổi Thông tư 36. Liên quan đến phản ứng của giới kinh doanh và Hiệp hội Bất động sản (BĐS) về việc siết dòng vốn chảy vào BĐS, cơ quan này cho hay không quên bài học đắt giá vẫn còn nguyên giá trị về tập trung cho vay BĐS trong giai đoạn 2006-2010 rồi tự đẩy ngân hàng vào trạng thái rủi ro quá mức lâm vào tình trạng phá sản.
NHNN trấn an thị trường BĐS, không nên quá lo lắng vì chỉ điều chỉnh những dự án và đối tượng đầu cơ mạnh.NHNN trấn an thị trường BĐS, không nên quá lo lắng vì chỉ điều chỉnh những dự án và đối tượng đầu cơ mạnh.
Không muốn lịch sử nợ xấu và đổ vỡ lặp lại
Liệu chúng ta có tiếp tục đặt sự tồn vong, tiền đồ của hệ thống ngân hàng và đặt cược tiền gửi của nhân dân vào rủi ro của thị trường BĐS? – Ngân hàng Nhà nước đặt vấn đề trong thông tin phát đi tối ngày 8/3.
Theo NHNN, một thị trường BĐS phát triển lành mạnh, bền vững cần phải có nhiều các chính sách, giải pháp hỗ trợ và quản lý của Chính phủ, bộ, ngành, địa phương. Thị trường BĐS không thể phát triển lành mạnh, bền vững nếu chủ yếu dựa vào vốn vay của ngân hàng, trong đó người tham gia thị trường bao gồm chủ đầu tư dự án BĐS cho đến người tiêu dùng cuối cùng, nhà đầu tư đều dựa vào vốn vay ngân hàng. Đặc biệt là không ít nhà đầu tư có năng lực tài chính yếu kém, thậm chí không có vốn chủ sở hữu để đầu tư BĐS.
Hệ thống các TCTD vừa trải qua thời kỳ tái cơ cấu, xử lý nợ xấu đau đớn, vết thương còn chưa lành, tổn thất chưa khắc phục xong mà một trong những nguyên nhân chính là rủi ro BĐS. Xin đừng sớm quên. Hãy trân trọng những thành quả tái cơ cấu, xử lý nợ xấu mới đạt được bước đầu để làm hành trang và bệ đỡ cho giai đoạn tái cơ cấu và phát triển bền vững các TCTD tới đây.

Trích nguồn NHNN
NHNN cho biết: xin lưu ý rằng, thứ nhất, dư nợ tín dụng của hệ thống ngân hàng dành cho lĩnh vực BĐS chưa từng giảm, kể cả giai đoạn khó khăn nhất, thị trường BĐS đóng băng (dư nợ cho vay đầu tư, kinh doanh BĐS tăng 14% năm 2012, tăng 15,4% năm 2013, tăng 19,3% năm 2014 và 26% năm 2015). Khi thị trường phục hồi, cần thu hút các nguồn vốn khác trong xã hội để thay thế, giảm bớt sự phụ thuộc vào vốn vay ngân hàng và giảm thiểu rủi ro cho cả phía ngân hàng cũng như nhà đầu tư. Thứ hai,  cấu trúc tín dụng hiện nay cho thấy ngân hàng đang tài trợ vốn cho cả bên cung và bên cầu về BĐS, điều này cho thấy tín dụng ngân hàng cho BĐS chịu rủi ro cả từ 2 phía của thị trường.
Mục tiêu của NHNN xem xét, điều chỉnh một số quy định tại Thông tư số 36 là để phòng ngừa, ngăn chặn rủi ro và bảo đảm an toàn hoạt động của các TCTD, bảo vệ tốt nhất tiền gửi của nhân dân, đồng thời tăng trưởng tín dụng hiệu quả và hỗ trợ cho các ngành, lĩnh vực của nền kinh tế, trong đó có lĩnh vực BĐS hoạt động và phát triển hiệu quả, bền vững. “Xét cho cùng, đã từ lâu hoạt động ngân hàng đã gắn với thị trường BĐS và để ngân hàng bớt phụ thuộc vào nó không dễ gì và phải làm từng bước nhưng không phải không làm được. Vì vậy, nhất định phải làm vì sự phát triển an toàn, bền vững của hệ thống ngân hàng và thị trường BĐS”, NHNN nhấn mạnh.
Ai sợ quy định mới của Thông tư 36
Ai sợ quy định mới tại dự thảo Thông tư sửa đổi, bổ sung Thông tư 36 nhất? NHNN chỉ ra: Chắc chắn là người đầu cơ BĐS và chủ đầu tư BĐS có năng lực tài chính yếu kém. Đây cũng là 2 đối tượng dễ đẩy thị trường BĐS phát triển không lành mạnh và hình thành bong bóng BĐS, nếu không có chính sách và biện pháp quản lý hữu hiệu. Người mua nhà để ở, người thuộc các đối tượng tham gia các chương trình, chính sách nhà ở xã hội của Chính phủ và người mua BĐS không vì mục tiêu kinh doanh không chịu ảnh hưởng của sự thay đổi quy định của Thông tư 36.
Cụ thể hơn, cơ quan này phân tích: Giả định mọi yếu tố khác không thay đổi, với quy mô và cơ cấu nguồn vốn tại thời điểm cuối năm 2015, tỷ lệ nguồn vốn ngắn hạn sử dụng cho vay trung-dài hạn bình quân của hệ thống các TCTD là 31% (đang có chiều hướng tăng nhanh) thì các TCTD vẫn còn có khả năng cấp tín dụng trung, dài thêm cho nền kinh tế, bao gồm cả lĩnh vực BĐS với số tiền lên đến khoảng 540 nghìn tỷ đồng mới tới giới hạn tỷ lệ này 40% theo quy định của dự thảo Thông tư sửa đổi Thông tư 36.
Điều chỉnh hệ số rủi ro các khoản cho vay kinh doanh BĐS từ 150% lên 250% ảnh hưởng trực tiếp không đáng kể đến tỷ lệ an toàn vốn, theo đó tỷ lệ an toàn vốn bình quân của toàn hệ thống các TCTD giảm từ 13% xuống 12,1%. Với tỷ lệ an toàn vốn bình quân toàn hệ thống đến cuối năm 2015 là 13% thì các TCTD vẫn còn có thể cho vay kinh doanh BĐS với số vốn bổ sung lên đến khoảng 650 nghìn tỷ đồng mới tới giới hạn tỷ lệ an toàn vốn 9%.
“Việc điều chỉnh quy định tại Thông tư 36 ảnh hưởng không đáng kể đến dòng vốn tín dụng vào thị trường BĐS. Vấn đề là người đầu tư, kinh doanh BĐS có đáp ứng được các chuẩn mực an toàn, điều kiện vay vốn để các TCTD rót vốn đầu tư không”- NHNN khẳng định.  


ĐIỀU TRỊ BỆNH CỘT SỐNG - THẦN KINH THEO PHƯƠNG PHÁP DIỆN CHẨN
                               

     DIỆN CHẨN SỐNG KHỎE       
           VĂN PHÒNG 0906143408   

Thứ Tư, 9 tháng 3, 2016

Bất động sản giúp ngân sách Nhà nước bù hụt thu từ dầu thô


Theo Đánh giá bổ sung kết quả thực hiện ngân sách nhà nước (NSNN) năm 2015 vừa được Bộ Tài chính trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho biết, dự toán thu ngân sách Nhà nước, Quốc hội quyết định là 911,1 nghìn tỷ đồng, nhưng kết quả thực hiện đạt tới 996,87 nghìn tỷ đồng, tăng 85,77 nghìn tỷ đồng, tương đương 9,4% so với dự toán. 
Trong khi đó, dự toán bội chi ngân sách Nhà nước năm 2015 Quốc hội quyết định đầu năm là 226.000 tỷ đồng, bằng 5,0% GDP. Sau khi được bổ sung 30.000 tỷ đồng giải ngân vốn ODA vượt thêm theo Nghị quyết Quốc hội, bội chi ngân sách Nhà nước điều chỉnh là 256.000 tỷ đồng, bằng 5,71% GDP. Như vậy, bội chi ngân sách Nhà nước năm 2015 vẫn nằm trong phạm vi dự toán điều chỉnh.

BỘ TRƯỞNG TÀI CHÍNH ĐINH TIẾN DŨNG BÁO CÁO TẠI PHIÊN HỌP.

Bất động sản giúp ngân sách Nhà nước bù hụt thu từ dầu thô 2Bất động sản giúp ngân sách Nhà nước bù hụt thu từ dầu thô 3Bất động sản giúp ngân sách Nhà nước bù hụt thu từ dầu thô 4
Giải thích về việc NSNN vượt thu, theo Bộ Tài chính, sự phục hồi của thị trường bất động sản là điều kiện quan trọng để các địa phương làm tốt hơn công tác đấu giá đất, thu tiền sử dụng đất và đẩy mạnh thu hồi tiền nợ đọng từ các dự án bất động sản. Bộ Tài chính cho biết, trong 3 tháng cuối năm 2015 đã thu vào NSNN gần 26.200 tỷ đồng tiền sử dụng đất, bằng 63,3% số thu 9 tháng đầu năm, góp phần đưa số thu tiền sử dụng đất cả năm đạt 67.550 tỷ đồng, tăng 28.550 tỷ đồng (tăng hơn 73%) so dự toán và tăng 10.550 tỷ đồng so báo cáo Quốc hội.
Cũng theo Bộ Tài chính, do các cơ quan thuế cũng quyết liệt triển khai các giải pháp quản lý thu, kiểm soát chặt chẽ nguồn thu, bảo đảm thu đúng, đủ, kịp thời các khoản phát sinh từ hoạt động của nền kinh tế; đồng thời tập trung đôn đốc xử lý nợ đọng thuế và các khoản kiến nghị truy thu qua công tác thanh tra, kiểm tra, kiểm toán… Nhờ vậy, thu từ nội địa được bảo đảm, bù đắp được khoản hụt thu do giá dầu thế giới giảm mạnh và liên tục duy trì ở mức giá rất thấp.
Thẩm tra nội dung này, Ủy ban Tài chính - Ngân sách của Quốc hội cho rằng, năm 2015 có ý nghĩa to lớn và quan trọng vì là năm cuối thực hiện Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, ngân sách nhà nước 5 năm 2011-2015, cũng là năm tạo nền tảng cơ bản cho giai đoạn tiếp theo (2016-2020). Vì vậy những kết quả đạt được trong thực hiện ngân sách nhà nước năm 2015 cũng có ý nghĩa khép lại kế hoạch ngân sách nhà nước 5 năm, biểu hiện rõ nét những thành tựu đạt được cũng như những mặt còn hạn chế của chính sách tài khóa trong giai đoạn này, đồng thời cũng thể hiện những xu hướng ở giai đoạn tiếp theo...
Đáng chú ý, Ủy ban Tài chính- Ngân sách cho rằng, thu NSNN đã giảm bớt yếu tố phụ thuộc bên ngoài, tỷ trọng thu nội địa có xu hướng tăng ổn định (năm 2015, thu nội địa đạt khoảng 74,2% tổng thu NSNN). Song tỷ lệ huy động vào NSNN từ GDP trong những năm gần đây có xu hướng giảm nhanh so với giai đoạn trước, do vậy, Ủy ban Tài chính- Ngân sách đề nghị cần lưu ý để có biện pháp kịp thời, giữ mức thu ổn định để bảo đảm cân đối ngân sách nhà nước trong 5 năm tiếp theo.

ĐIỀU TRỊ BỆNH CỘT SỐNG - THẦN KINH THEO PHƯƠNG PHÁP DIỆN CHẨN
                               
           DIỆN CHẨN SỐNG KHỎE 
              VĂN PHÒNG 0906143408 

Vẫn còn tồn kho gần 50.000 tỉ đồng bất động sản


Ảnh minh họa
Mặc dù các chuyên gia nhận định, năm 2016 hầu hết các phân khúc đều sẽ có sự hồi phục mạnh mẽ, đáng chú ý nhất là phân khúc nhà ở. Tuy nhiên, theo Hiệp hội Bất động sản Việt Nam (VNREA), tính đến ngày 20.1.2016, tổng giá trị tồn kho bất động sản còn  khoảng 49.140 tỉ đồng.
    Như vậy, so với quý I/2013 giảm 79.408 tỉ đồng (giảm 61,77%); so với tháng 12.2013 giảm 45.318 tỉ đồng (giảm 47,98%); so với thời điểm 20.12.2015 giảm 1.749 tỉ đồng.
    Trong đó, tồn kho căn hộ chung cư là 7.520 căn (tương đương 10.621 tỉ đồng); tồn kho nhà thấp tầng 7.474 căn (tương đương 13.267 tỉ đồng); tồn kho đất nền nhà ở 6.039.347 m2 (tương đương 20.862 tỉ đồng); tồn kho đất nền thương mại là 1.569.358 m2 (tương đương 4.390 tỉ đồng).
    Tại  Hà  Nội,  tính  đến  ngày  20.1.2016,  tổng  số  tồn  kho  trên  địa  bàn  TP.Hà  Nội khoảng 6.555 tỉ  đồng (so với  quý I/2013 giảm  10.505 tỉ đồng (giảm  61,58%); so với tháng 12/2013 giảm 6.415 tỉ đồng (giảm 49,46%), so với 20/12/2015 giảm 191 tỉ đồng.
    Trong đó tồn kho căn hộ chung cư là 268 căn (tương đương 299 tỉ đồng); tồn kho nhà thấp tầng 2.129 căn (tương đương 6.256 tỉ đồng).
    Tại TPHCM, tính đến ngày 20.1.2016, tổng giá trị tồn kho khoảng 9.485 tỉ đồng (so với quý  I/2013  giảm  19.257  tỉ  đồng  (giảm  66,99%);  so  với  tháng  12.2013  giảm  7.984  tỉ đồng (giảm 45,70%); so với 20.12.2015 giảm 621 tỉ đồng).
    Trong đó, tồn kho chung cư là 3.952 căn (tương đương 6.728 tỉ đồng); tồn kho nhà thấp tầng 399 căn (tương đương 1.117 tỉ đồng); tồn kho đất nền nhà ở 264.629 m2 (tương đương  1.203  tỉ  đồng);  tồn  kho  đất  nền  thương  mại:  34.318  m2  (tương  đương  437  tỉ đồng).

    ĐIỀU TRỊ BỆNH CỘT SỐNG - THẦN KINH THEO PHƯƠNG PHÁP DIỆN CHẨN
                                   
               DIỆN CHẨN SỐNG KHỎE 
                  VĂN PHÒNG 0906143408 

    Thứ Hai, 7 tháng 3, 2016

    Làn gió mới BĐS nghỉ dưỡng

    Sự phát triển mạnh mẽ hạ tầng giao thông cùng những lợi thế sẵn có về tiềm năng du lịch biển, Mũi Né-Phan Thiết (Bình Thuận) đang được ví như làn gió mới của thị trường BĐS nghỉ dưỡng, đồng thời trở thành “điểm ngắm” của giới đầu tư BĐS.
    Theo quy hoạch được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, đến năm 2020, tỉnh Bình Thuận sẽ trở thành trung tâm du lịch-thể thao biển. Cùng với đó, TP Phan Thiết sẽ trở thành đô thị du lịch biển mang tầm cỡ quốc gia. Với sự phát triển mạnh mẽ của hệ thống hạ tầng giao thông, Phan Thiết đang nắm lợi thế rất lớn để hiện thực hóa mục tiêu nói trên, đồng thời vươn lên trở thành trung tâm kinh tế - du lịch của vùng duyên hải Nam Trung bộ. Nền tảng quan trọng nhất để TP Phan Thiết hiện thực hóa mục tiêu trên là hệ thống hạ tầng giao thông đang ngày càng phát triển hoàn thiện, giúp kết nối liên vùng một cách nhanh chóng và thuận tiện hơn. Điển hình như: Dự án cao tốc TPHCM - Long Thành - Dầu Giây, dự án cải tạo nâng cấp Quốc lộ 1A vừa hoàn thành, sắp tới là dự án cao tốc Dầu Giây - Phan Thiết, cao tốc Phan Thiết - Nha Trang…
    Theo Sở Văn hóa-Thể thao-Du lịch tỉnh Bình Thuận, ngay sau đợt đón khách nghỉ Tết Bính Thân, du lịch Bình Thuận tiếp tục duy trì tốc độ tăng trưởng mạnh trong những tháng đầu năm 2016. Tính riêng trong tháng 2, Bình Thuận ước đón khoảng 385.480 lượt khách, tăng 13,1% so với cùng kỳ 2015, trong đó khách quốc tế có khoảng 47.500 lượt, tăng gần 15% so cùng kỳ 2015. Đáng chú ý, du khách nội địa đến tham quan, vui chơi và nghỉ dưỡng tại Bình Thuận luôn chiếm tỷ trọng cao trong cơ cấu khách đến, chiếm 88% trên tổng lượt khách. 3.750.000 lượt khách nội địa đến Bình Thuận trong năm 2015 là con số cao nhất trong 8 tỉnh, thành thuộc vùng duyên hải Nam Trung bộ, chứng tỏ khách Việt vẫn là thị trường chính của du lịch Bình Thuận.
    Phan Thiết được biết đến như một thiên đường nghỉ dưỡng, thu hút nhiều nhà đầu tư triển khai dự án.

    Cùng với khách trong nước, Bình Thuận cũng là điểm đến của du khách quốc tế với những nét hấp dẫn rất riêng như bãi biển đẹp, thuận lợi cho các hoạt động thể thao trên biển, di tích lịch sử - văn hoá phong phú, sản phẩm du lịch và chất lượng dịch vụ luôn đáp ứng nhu cầu của khách. Theo thống kê, năm 2015 Bình Thuận thu hút khoảng 500.000 du khách quốc tế, tăng 13,4% so với 2014.
    Theo ghi nhận, thời gian qua một loạt dự án BĐS nghỉ dưỡng được chào bán với giá trung bình vào khoảng 1 triệu USD/sản phẩm (tương đương trên 20 tỷ đồng). Mức giá này chỉ thực sự phù hợp với giới "đại gia", trong khi vắng bóng những BĐS nghỉ dưỡng biển có mức giá phù hợp với phần lớn nhu cầu của người dân (khoảng từ 2-3 tỷ đồng/sản phẩm).

    ĐIỀU TRỊ BỆNH CỘT SỐNG - THẦN KINH THEO PHƯƠNG PHÁP DIỆN CHẨN
                                   
               DIỆN CHẨN SỐNG KHỎE 
                  VĂN PHÒNG 0906143408 

    Sàng lọc thương hiệu, chất lượng căn hộ


    Trong lúc có nhiều ý kiến bày tỏ quan ngại trước việc Ngân hàng Nhà nước sửa đổi Thông tư 36 theo hướng siết van tín dụng vào BĐS, thị trường TPHCM vẫn tiếp tục đón nhận hàng loạt dự án BĐS quy mô lớn.
    Nhiều dự án khủng
    Đầu tháng 3-2016, Công ty TNHH Keppel Land (Keppel Land) đã tiến hành ký kết đầu tư nắm giữ 40% cổ phần tại Công ty TNHH Empire City (Empire City), với giá trị giao dịch 93,9 triệu USD. Keppel Land và các đối tác trong Liên doanh Empire City trước đây (CTCP BĐS Tiến Phước, Công ty TNHH BĐS Trần Thái và Quỹ đầu tư Gaw Capital Partners có trụ sở tại Hồng Công) sẽ cùng phát triển một dự án có vị trí đắc địa với diện tích 14.6ha tại khu đô thị mới Thủ Thiêm (quận 2, TPHCM). Dự án này trước đây có tên là Empire City, tổng mức đầu tư khoảng 1,2 tỷ USD, gồm khu căn hộ cao cấp, văn phòng, khu bán lẻ và tòa tháp phức hợp cao 86 tầng. Ngoài ra, Keppel Land còn liên doanh với TCTCP Đường sông miền Nam (Sowatco) và Tổng công ty Địa ốc Sài Gòn (Resco) đầu tư dự án Saigon Centre giai đoạn II ngay tại trung tâm quận 1. Dự án sẽ cung cấp cho thị trường 40.000m2 sàn văn phòng hạng A, 50.000m2 sàn bán lẻ và khoảng 200 căn hộ dịch vụ cao cấp. Trung tâm thương mại dự kiến khai trương vào quý III-2016, đã cho thuê thành công 100% sàn bán lẻ, trong đó Takashimaya là đối tác thuê dài hạn.
    Hôm qua 6-3, Công ty An Gia Investment cùng Quỹ đầu tư Creed Group tổ chức ký kết hợp tác đầu tư với Công ty Phát Đạt, đầu tư vào dự án căn hộ cao cấp River City tại khu Nam Sài Gòn. Dự án trên có quy mô 8.000 căn hộ cao cấp, tổng mức đầu tư khoảng 12.000 tỷ đồng. Trong đó An Gia Investment và Greed Group góp 50% vốn, Phát Đạt góp bằng giá trị tài sản là khu đất triển khai dự án. Tại Trung Sơn, Công ty Hưng Thịnh đang phát triển dự án căn hộ cao cấp Saigon Mia. Như vậy, cùng với dự án Sky Center (Phổ Quang, Tân Bình), Saigon Mia là dự án căn hộ cao cấp thứ 2 được Hưng Thịnh tung ra thị trường khi thanh khoản BĐS có dấu hiệu khởi sắc. Theo tìm hiểu, khu căn hộ Saigon Mia gồm 3 tòa tháp thiết kế theo kiến trúc Pháp, hướng nhìn ra dòng sông Ông Lớn, các căn hộ có diện tích đa dạng từ 50-145m2. Dù chưa công bố chính thức ra thị trường, nhưng nhiều khách hàng đã tranh nhau xí chỗ, đặt cọc, với mức giá xấp xỉ 40 triệu đồng/m2. Mức giá này nếu so sánh với giá đất nền trên trục đường chính 9A - nơi Saigon Mia tọa lạc thật ra chỉ bằng 1/2.
     Tránh gây sốc
    Theo các chuyên gia, kinh tế vĩ mô của Việt Nam tiếp tục được cải thiện, hỗ trợ bởi tốc độ tăng trưởng GDP cao, lạm phát thấp, và sức mua của người tiêu dùng tăng mạnh. Sự kiện Việt Nam gia nhập Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) cũng như Cộng đồng Kinh tế ASEAN sẽ tạo lực hút dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào thị trường BĐS. Hơn nữa, việc nới lỏng nhiều điều kiện trong Luật Nhà ở và Luật Kinh doanh BĐS, sự cải thiện cơ sở hạ tầng, sự phát triển của tầng lớp trung lưu cũng như tốc độ đô thị hóa cao sẽ tiếp tục thúc đẩy nhu cầu về nhà ở và văn phòng chất lượng cao. Ông Ang Wee Gee, Tổng giám đốc điều hành Tập đoàn Keppel Land, chia sẻ: “TPHCM có tốc độ phát triển nhanh, là một trong những thị trường trọng điểm của Keppel Land. Cùng với những dự án đã và đang triển khai, chúng tôi rất phấn khởi được đóng góp cho sự phát triển của của khu đô thị mới Thủ Thiêm, được kỳ vọng sẽ trở thành trung tâm mới của TPHCM”.
    Tuy nhiên, thông tin Ngân hàng Nhà nước sẽ siết tín dụng BĐS đã tác động không nhỏ đến tâm lý, kế hoạch kinh doanh của công ty lẫn người mua nhà. Ông Lê Hoàng Châu, Chủ tịch Hiệp hội BĐS TPHCM (HoRea), nhìn nhận thị trường BĐS có dấu hiệu tăng trưởng nóng, đặc biệt phân khúc cao cấp, nếu các chủ đầu tư chạy đua đầu tư phát triển dự án cao cấp vì lợi nhuận sẽ dẫn đến nguy cơ cung vượt cầu. Dù vậy, ông Châu góp ý việc sửa đổi Thông tư 36 cần thận trọng, thực hiện có lộ trình, tránh tạo ra cú sốc cho doanh nghiệp, người có nhu cầu thực về nhà ở. Lý do là thị trường BĐS chỉ mới hồi phục trong thời gian ngắn, chưa hội tụ các yếu tố tạo ra bong bóng.
    Một dự án của Hưng Thịnh đang được triển khai. Ảnh: M. TUẤN

    Về vấn đề này, theo chuyên gia tài chính Nguyễn Trí Hiếu, với khả năng tín dụng BĐS bị siết lại, các ngân hàng thương mại sẽ tăng lãi suất huy động vốn trung và dài hạn để có nguồn vốn đáp ứng nhu cầu cho vay BĐS trung và dài hạn. Lãi suất cho vay BĐS trong thời gian tới sẽ tăng nếu sửa đổi Thông tư 36 được thực hiện. Điều này gây bất lợi cho các nhà kinh doanh đầu tư BĐS và cả người mua BĐS, vì giá BĐS có thể sẽ tăng và việc vay vốn ngân hàng sẽ bị hạn chế.
    Trong khi đó, theo ông Nguyễn Đình Trung, Chủ tịch Công ty Hưng Thịnh, việc siết chặt tín dụng (nếu có) sẽ không ảnh hưởng lớn đến hoạt động kinh doanh và tiến độ triển khai các dự án của công ty. Tương tự, ông Trần Lê Thanh Hiển, Tổng giám đốc Công ty BĐS Danh Khôi Việt (DKRV), cho biết thanh khoản BĐS đang tăng mạnh trên nhiều phân khúc, đặc biệt là phân khúc nhà ở vừa túi tiền. Do vậy, nhà đầu tư hay khách hàng có nhu cầu có thể chọn lựa thương hiệu uy tín và chủ đầu tư và chất lượng.

    ĐIỀU TRỊ BỆNH CỘT SỐNG - THẦN KINH THEO PHƯƠNG PHÁP DIỆN CHẨN
                                   
               DIỆN CHẨN SỐNG KHỎE 
                  VĂN PHÒNG 0906143408 

     
    Design by Free WordPress Themes | Bloggerized by Lasantha - Premium Blogger Themes | Laundry Detergent Coupons