TRONG NĂM 2015, VỚI SỰ PHỤC HỒI CỦA CÁC NỀN KINH TẾ LỚN TRÊN THẾ GIỚI CŨNG NHƯ NỀN KINH TẾ VIỆT NAM, SỰ HỖ TRỢ CỦA CÁC CHÍNH SÁCH VĨ MÔ VÀ PHÁP LUẬT LIÊN QUAN, THỊ TRƯỜNG BẤT ĐỘNG SẢN (BĐS) ĐÃ CÓ TÍN HIỆU HỒI PHỤC TÍCH CỰC VỀ THANH KHOẢN VÀ GIÁ ĐÃ CÓ XU HƯỚNG TĂNG NHẸ Ở MỘT SỐ PHÂN KHÚC. LƯỢNG CUNG - CẦU ĐỀU TĂNG, DÒNG VỐN CHẢY MẠNH VÀO BĐS. NIỀM TIN CỦA NGƯỜI MUA NHÀ VÀO THỊ TRƯỜNG ĐÃ DẦN KHÔI PHỤC VÀ ĐƯỢC CỦNG CỐ. BƯỚC SANG NĂM 2016, THỊ TRƯỜNG BĐS CÓ TIẾP TỤC ĐÀ TĂNG TRƯỞNG NÀY? SAU ĐÂY LÀ LƯỢC TRÍCH MỘT VÀI NHẬN ĐỊNH CỦA CÁC CHUYÊN GIA.
Ông Troy Griffiths - Phó Giám đốc điều hành Savills Việt Nam: Nhu cầu về bất động sản năm 2016 sẽ vẫn tiếp tục tăng.
Thị trường nhà ở tại Việt Nam đã có sự hồi phục mạnh mẽ ở hầu hết các phân khúc. Những cải cách về hệ thống pháp lý tiếp tục được áp dụng và góp phần giúp cho thị trường BĐS phát triển mạnh mẽ. Theo tôi, Việt Nam luôn có chu kỳ phát triển ngược lại với khu vực, năm 2015 cũng không ngoại lệ và điều này được kỳ vọng sẽ tiếp tục trong năm 2016. Khi nền kinh tế vẫn tiếp tục được cải thiện, cộng với các yếu tố khả quan như quá trình đô thị hóa nhanh, quy mô hộ gia đình giảm và dân số trẻ… sẽ tiếp tục thúc đẩy nguồn cầu tăng trưởng tốt trong lĩnh vực BĐS vào năm 2016.
Ông Đặng Trần Hải Đăng - Phó phòng Nghiên cứu - Phân tích của Công ty chứng khoán Ngân hàng Công Thương (VietinBankSC): Nhiều nhà đầu tư nước ngoài muốn thôn tính doanh nghiệp BĐS Việt.
BĐS đang ở trong giai đoạn phục hồi đáng ghi nhận, điều này đã có tác động nhất định lên diễn biến giá cổ phiếu ngành BĐS. Theo quan sát của chúng tôi, hầu hết các mã cổ phiếu ngành BĐS đều có sự tăng trưởng tốt hơn trong chỉ số VN-Index với mức tăng +5%, đặc biệt trong vòng 3 tháng cuối năm 2015. Năm 2015, xét về giá trị giao dịch (GTGD), ngành BĐS chiếm tỉ trọng lớn, thậm chí là lớn nhất trong vòng 6 tháng đầu năm 2015, với 18,7% GTGD toàn thị trường.
Điều này đã và đang cho thấy sự quan tâm lớn, thậm chí không giấu giếm mong muốn thôn tính của các nhà đầu tư trong và ngoài nước với ngành này. Với tỉ trọng vốn hóa của các doanh nghiệp BĐS niêm yết, hiện nay đang chiếm khoảng 12% toàn thị trường, xếp thứ 2 sau ngân hàng và thực phẩm, tuy cổ phiếu ngành BĐS chưa thực sự là nhóm ngành dẫn dắt thị trường.
Ông Trần Ngọc Quang - Tổng Thư ký Hiệp hội Bất động sản Việt Nam: Giá bất động sản khó giảm.
Năm 2016, kinh tế Việt Nam được nhận định đang bước vào chu kỳ tăng trưởng mới với các tín hiệu được dự báo: GDP tăng dần, khoảng 6,5-7%; lạm phát sẽ tăng nhẹ lên mức 4-5%. Hoạt động tín dụng tăng trưởng tốt. Tình trạng nhập siêu năm 2016 vẫn tiếp diễn, kỳ vọng sẽ cải thiện trong dài hạn nhờ vào Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) từ năm 2017. Yếu tố tỉ giá sẽ tiếp tục là vấn đề đáng lưu tâm trong năm 2016 và nhiều khả năng sẽ có từ 1 - 2 lần điều chỉnh tỉ giá của Ngân hàng Nhà nước.
Lãi suất trên thị trường tiền tệ nhiều khả năng ổn định, tăng nhẹ so với năm 2015: Lãi suất tiền gửi kỳ hạn dưới 6 tháng ở mức 4,5 - 6,5%/năm, kỳ hạn từ 6 -12 tháng ở mức 6 - 7%/năm. Với những yếu tố vĩ mô thuận lợi đó, theo tôi, trong vòng hai năm tới, thị trường BĐS sẽ vẫn tiếp tục đà tăng trưởng và xu hướng mua bán và sáp nhập (M&A) ở lĩnh vực này có khả năng bùng nổ trong giai đoạn 2016-2017.
Có một thực tế là giá bán tại các dự án đã đi vào hoạt động thấp hơn nhiều so với giá chào sơ cấp của các dự án mới tung ra thị trường, nhưng lượng tiêu thụ vẫn đạt mức cao cho thấy nhu cầu của khách hàng ở tất cả các phân khúc đều tăng mạnh, triển vọng thị trường trong năm tới vẫn tốt. Việc giảm giá thêm ở mảng BĐS nhà ở khó có thể xảy ra, trừ những nhà đầu tư thứ cấp hầu như trắng tay sau đợt khủng hoảng vừa qua phải bán rẻ để trả nợ. Ngoài ra, một nguyên nhân khiến các doanh nghiệp rất khó giảm giá căn hộ đó là sợ thương hiệu sẽ đi xuống.
NHẬN TẶNG VÀ MUA QUẦN ÁO CŨ
Gọi cho chúng tôi 0902233317
0 nhận xét:
Đăng nhận xét