Hiệp hội bất động sản Việt Nam (VNREA) vừa có văn bản gửi Ngân hàng Nhà nước Việt Nam kiến nghị về việc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đang dự định giảm trần sử dụng vốn ngắn hạn để cho vay trung hạn cho bất động sản cũng như nâng cao hệ số rủi ro của các khoản phải đòi về bất động sản.
Hiện Ngân hàng Nhà nước đang dự thảo Thông tư sửa đổi Thông tư 36/2014/TT-NHNN (gọi tắt là Thông tư 36) Quy định các giới hạn, tỷ lệ bảo đảm an toàn trong hoạt động của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, trong đó dự kiến giảm mạnh trần sử dụng vốn ngắn hạn để cho vay trung hạn, dài hạn từ 60% hiện nay xuống còn 40% và nâng cao hệ số rủi ro của các khoản phải đòi về bất động sản từ 150% lên 250%.
Theo Hiệp hội Bất động sản Việt Nam, nếu điều chỉnh với các nội dung trên sẽ có tác động tiêu cực đến thị trường bất động sản, mà hơn thế nữa sẽ là bước đi ảnh hưởng xấu đến các nỗ lực và các thành quả đã được Chính phủ, trong đó có công sức của Ngân hàng Nhà nước, Bộ Xây dựng và cộng đồng các DN bất động sản tạo dựng trong tiến trình phục hồi thị trường bất động sản.
Điều này không chỉ ảnh hưởng tiêu cực đến thị trường bất động sản mà còn tác động xấu đến nhiều thị trường khác có liên quan và tác động xấu đến cả nền kinh tế Việt Nam.
Theo đó, VNREA kiến nghị chưa thay đổi điều chỉnh Thông tư 36/2014/TT-NHNN trong giai đoạn hiện nay.
Lý do là thị trường bất động sản đang phát triển theo xu hướng tốt, bền vững, có các đóng góp tích cực cho sự phát triển chung của nền kinh tế, góp phần thực hiện an sinh xã hội, ổn định xã hội. Điều này được thể hiện ở các giao dịch bất động sản trong năm 2015 đã tăng một cách đều đặn, hàng tồn kho giảm xuống đáng kể song vẫn cần giảm tiếp; nợ xấu giảm xuống mức kỳ vọng; giá bất động sản bình quân cơ bản ổn định...
Với sự hồi phục của thị trường bất động sản, nhiều thị trường, nhiều ngành kinh tế đã được cộng hưởng phát triển như thị trường lao động, thị trường vốn, ngành sản xuất vật liệu xây dựng,
Bên cạnh đó VNREA cho rằng, thị trường bất động sản trong giai đoạn hiện nay đang được quản lý khá hiệu quả do rút kinh nghiệm từ các bài học trong quá khứ.
Các văn bản quy phạm pháp luật trong lĩnh vực bất động sản như Luật Kinh doanh bất động sản, Luật Nhà ở, các nghị định, thông tư hướng dẫn của Chính phủ, Bộ Xây dựng và Ngân hàng Nhà nước... tạo thành hệ thống các cơ sở pháp lý quan trọng, đồng bộ để khắc phục được các nhược điểm của giai đoạn trước và vẫn tạo ra động lực để phát triển thị trường bất động sản.
VNREA cũng cho rằng, hiện nay tổng dư nợ tín dụng bất động sản đang ở mức hợp lý, khoảng 360 nghìn tỷ đến 380 nghìn tỷ đồng trên tổng dư nợ toàn hệ thống ngân hàng là khoảng 4 triệu nghìn tỷ đồng. Như vậy, tổng dư nợ tín dụng bất động sản khoảng dưới 10% trong khi đó mức thông thường cần phải áp dụng các biện pháp là khoảng 15%.
Theo Hiệp hội Bất động sản, kênh vốn chủ yếu cho thị trường bất động sản hiện nay là tín dụng ngân hàng. Khi hệ thống chính sách để phát triển các quỹ đầu tư bất động sản còn chưa có hiệu quả thì mọi động thái của Ngân hàng đối với tín dụng cho bất động sản sẽ mang tính dẫn hướng quan trọng cho toàn thể thị trường.
1 nhận xét:
hàng không eva airline
vé máy bay đi mỹ hãng eva
hang may bay korean
vé máy bay từ tphcm đi mỹ
giá vé máy bay đi canada
Cuoc Doi La Nhung Chuyen Di
Ngau Hung Du Lich
Kien Thuc Du Lich
Đăng nhận xét